Vô lăng nặng, trả lái chậm: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày: 14-03-2025

Vô lăng bị nặng, tay lái trả chậm là một trong những vấn đề thường gặp ở xe ô tô, tạo cảm giác khó chịu cho người lái đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thường gặp nhất là do hệ thống trợ lực lái có vấn đề.

Vô lăng bị nặng, tay lái trả chậm có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Vô lăng bị nặng, tay lái trả chậm có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Nguyên nhân vô lăng bị nặng

 

Áp suất lốp thấp

Áp suất lốp ô tô thấp hơn thông số tiêu chuẩn sẽ khiến vô lăng xe nặng hơn. Lốp non hơi làm tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường, dẫn đến lực cản lớn hơn, khiến vô lăng nặng hơn bình thường. Do đó khi thấy vô lăng bị nặng hơn bình thường nên kiểm tra áp suất lốp. Để hệ thống vận hành đạt hiệu quả tối ưu nhất các lốp xe phải luôn ở tình trạng căng đều theo đúng chỉ số PSI nhà sản xuất khuyến nghị. Nếu để lốp bị non hơi, xe không chỉ bị nặng vô lăng mà còn gặp tình trạng xe hao xăng, lốp mòn không đều.

Thước lái trục trặc

Thước lái là bộ phận giúp kết nối vô lăng với hệ thống bánh trước, giúp người lái có thể điều khiển hướng di chuyển của xe thông qua vô lăng. Do đó nếu thước lái bị trục trặc thì cảm giác cầm lái cũng như việc điều khiển vô lăng cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu thấy vô lăng cứng, nặng ngay sau khi nổ máy xe thì khả năng cao là thước lái có vấn đề.

Lốp ô tô cần được bơm đảm bảo áp suất lốp tiêu chuẩn theo nhà sản xuất.
Lốp ô tô cần được bơm đảm bảo áp suất lốp tiêu chuẩn theo nhà sản xuất.

Thiếu dầu trợ lực lái

Dầu trợ lực giúp vô lăng hoạt động nhẹ nhàng. Người lái có thể điều khiển vô lăng một cách dễ dàng vì có sự hỗ trợ từ hệ thống trợ lực lái. Do đó nếu bị thiếu dầu trợ lực lái, vô lăng thường bị nặng, ì hơn bình thường. Với lỗi này cần sớm kiểm tra và xử lý bởi nếu để lâu có thể dẫn đến hệ thống lái bị hư hỏng nặng.

Trong điều kiện làm việc bình thường, dầu trợ lái bị hao hụt rất ít. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực lái thì rất có thể dầu bị rò rỉ. Vì thế cần kiểm tra luôn cả hệ thống trợ lực. Ngoài ra, dầu trợ lái bị nhiễm nhiều cặn bẩn cũng làm giảm độ nhớt. Đây là lý do nên thay dầu trợ lái định kỳ sau mỗi 60.000 – 80.000 km vận hành.

Bơm trợ lực lái lỗi

Bơm trợ lực lái sẽ giúp tạo áp lực để hệ thống trợ lực dầu hoạt động. Nếu bơm trợ lực lái bị yếu hay hỏng, dầu sẽ không được cung cấp đủ hoặc không được cung cấp khiến hệ thống trợ lực lái bị lỗi, vô lăng bị nặng hơn, khó điều khiển hơn, thậm chí dừng hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân khiến bơm trợ lực lái bị hư hỏng như: cánh bơm bị mòn, đường dầu rò rỉ, bề mặt bơm bị xước, dây đai dẫn động bị chùng.

Nên kiểm tra và thay dầu trợ lái định kỳ sau mỗi 60.000 – 80.000 km vận hành.
Nên kiểm tra và thay dầu trợ lái định kỳ sau mỗi 60.000 – 80.000 km vận hành.

Nguyên nhân xe trả lại chậm

 

Vô lăng trả lái chậm thường do áp suất và lưu lượng dầu bơm trợ lực lái không đủ khiến thước lái dịch chuyển chậm nên xe trả lái chậm. Ngoài ra nguyên nhân tay lái trả chậm còn có thể vì séc măng hở khiến dầu rò rỉ lọt qua khoang bên, thanh dẫn lái bị khô không bôi trơn tốt. Để xử lí, cần kiểm tra hệ thống trợ lực, bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái.

Như vậy, việc bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề là cần thiết. Hãy kiểm tra áp suất lốp thường xuyên, đặc biệt trước những chuyến đi dài. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Để đảm bảo an toàn và trải nghiệm lái xe tốt nhất, hãy luôn quan tâm đến chiếc xe. Khi vô lăng có dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại kiểm tra và khắc phục. Việc trì hoãn có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng hơn, tốn kém chi phí sửa chữa và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một chiếc xe được bảo dưỡng tốt không chỉ mang lại sự an tâm cho người lái mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ của xe.

Hiểu Biết (t/h)

Bnh luận

Gọi cho chúng tôi
0961693381
Zalo
0961693381
Facebook Chat
Facebook
Youtube