Giải mã các thông số trên chai dầu nhớt
Ngày: 05-09-2024
Lựa chọn dầu nhớt phù hợp cho xe là vô cùng quan trọng để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và bền bỉ. Dựa trên loại nhiên liệu (xăng hoặc dầu diesel), đời xe (mới hay cũ) và các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất để xác định được loại dầu nhớt có độ nhớt và phẩm cấp dầu phù hợp.
Dầu tổng hợp ENEOS 5W40 dành cho động cơ ô tô chạy xăng (đạt phẩm cấp dầu SP là phẩm cấp cao nhất hiện nay)
Mục lục:
1. Thông số kỹ thuật của dầu nhớt
1.1. Chỉ số độ nhớt SAE (ký hiệu W)
1.2. Phẩm cấp API
1.3. Tiêu chuẩn JASO
1.4. Độ đậm đặc của dầu nhớt
2. Khuyến nghị sử dụng dầu nhớt ô tô
2.1. Cho xe động cơ chạy xăng
2.2. Cho xe động cơ chạy diesel
Chọn đúng loại dầu nhớt phù hợp cho xe không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ mà còn quyết định tuổi thọ của xe. Việc hiểu rõ các thông số trên chai dầu nhớt là điều cần thiết và không khó. Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các thông số rất cơ bản này nhé.
Thông số kỹ thuật của dầu nhớt
1. Chỉ số độ nhớt SAE (ký hiệu W)
Trên can dầu thường ghi các ký hiệu như: 20W50, 15W40, 10W40, 0W40, 0W30, 5W20, 0W20… Các thông số này cho biết về chủng loại nhớt, độ nhớt để có thể chọn lựa loại dầu phù hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau. Chỉ số đứng trước W (0W, 5W, 10W, 15W, 20W) thể hiện chỉ số nhiệt độ khởi động, lấy chỉ số này trừ cho 30 thì sẽ ra nhiệt độ môi trường mà dầu vẫn hoạt động bình thường.
Lấy ví dụ: Dầu có chỉ số độ nhớt là 5W thì khi nhiệt độ trên -25 độ trở lên thì dầu vẫn loãng và vẫn hoạt động bình thường; còn tại nhiệt độ -25 độ trở xuống thì dầu sẽ đông đặc (khiến bó máy và máy không thể khởi động). Đó là lý do tại sao vào mùa lạnh, nếu sử dụng dầu có độ nhớt quá đặc thì khi khởi động máy sẽ khó hơn sử dụng dầu có độ nhớt loãng.
2. Phẩm cấp API
API (American Petroleum Institute) là chỉ số hiệu năng hay cấp chất lượng dầu nhớt. Đây là tiêu chuẩn chất lượng dầu nhớt của Mỹ được Hiệp hội kỹ sư Hoà Kỳ phê duyệt và áp dụng rộng rãi quốc tế. Cấp chất lượng API giúp phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng hoặc động cơ Diesel.
- API cho xe chạy động cơ Xăng được ký hiệu là chữ “S” viết tắt của hệ thống đánh lửa bằng tia lửa “Spark Ignition”.
- API cho xe chạy động cơ Diesel ký hiệu là chữ “C” viết tắt của hệ thống đánh lửa nén “Compression Ignition”.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết rằng chữ cái đi cùng với “S” hoặc “C” sẽ theo bảng chữ cái Alphabe, nó thể hiện cấp độ là càng về sau của bảng chữ cái thì phẩm cấp dầu càng cao.
Tiêu chuẩn phẩm cấp dầu API và hành trình phát triển
Hành trình phát triển của API
Năm 1979: Thế giới mới sản xuất được dầu nhớt cho động cơ xăng ở phẩm cấp E là SE. Sau đó đến năm 1988, nó tiến lên là SF, Năm 1993 nâng cấp lên SG, Năm 1996 nâng cấp lên SH, Năm 2001 nâng cấp lên SJ, Năm 2004 nâng cấp lên SL, Năm 2011 nâng cấp lên SM, Năm 2016 nâng cấp lên SN, và đến hiện tại là có phẩm cấp cao nhất là SP.
Như vậy về phẩm cấp dầu thì hiểu rằng SP cao hơn SN, SN cao hơn SM, ... và hiện nay SP là biểu tượng của dầu tổng hợp toàn phần. Tất cả các hãng dầu nhớt trên thế giới hiện nay quy định SP là dầu tổng hợp toàn phần - Là dầu có hệ phụ gia rất tốt, bảo vệ tối đa cho động cơ hoạt động trơn tru. Thời gian thay dầu của SP lên tới 16.000 km đến 20.000 km. Trong khi đó, dầu SJ có thời gian thay dầu là chỉ khoảng 3.000 km di chuyển.
Dầu có phẩm cấp dầu càng cao thì càng có khả năng bảo vệ tốt hơn cho động cơ. Hiện nay Tân Phát Etek phân phối dầu nhớt Eneos dành cho xe máy có phẩm cấp từ SJ, SL, SN. Và đối với xe ô tô chạy xăng, Tân Phát Etek phân phối hai phẩm cấp dầu nhớt cao nhất là SN, SP.
Dầu bán tổng hợp SN/CF 5W30 dùng cho động cơ xăng thì có phẩm cấp SN, nếu dùng cho động cơ diesel thì chỉ có phẩm cấp CF, do đó khách hàng cần lưu ý khi sử dụng đúng, tránh lãng phí
Tương tự, đối với phẩm cấp dầu cho xe ô tô chạy diesel, năm 1949 thế giới mới chế tạo được phẩm cấp dầu CA, tiếp đến là dầu CB, CC, CD. Năm 1990 nâng cấp lên CE, Năm 1995 nâng cấp lên CF-4, Năm 1998 nâng cấp lên CG-4, Năm 2002 nâng cấp lên CH-4, Năm 2006 nâng cấp lên CI-4, Năm 2017 nâng cấp lên CJ-4, Năm 2021 nâng cấp lên CK-4 và cũng là phẩm cấp dầu cao nhất hiện nay cho động cơ diesel.
Thương hiệu dầu nhớt ENEOS đến từ Nhật Bản hiện cung cấp đa dạng các phẩm cấp dầu từ CD, CF-4 và CI-4.
Dầu động cơ Diesel CI-4 20W50 ở dạng đóng gói Xô 18 Lít
Trong khi đó, dầu Caltex (tập đoàn Chevron - Mỹ) có đến phẩm cấp dầu cao nhất là CK-4 (có thời gian thay dầu rất lâu, khoảng 37.000 km đến 40.000 km) thích hợp dành cho các xe siêu trường siêu trọng chuyên sử dụng chạy đường dài, hoặc các xe chở thực phẩm có giàn lạnh, có nhu cầu luân chuyển chạy liên tục mà cần kéo dài thời gian thay dầu, thì rất thích hợp sử dụng loại dầu Caltex CK-4 là phẩm cấp dầu cao nhất hiện nay.
Tuy nhiên, các xe tải trọng nặng hiện nay thông thường chỉ dùng đến phẩm cấp CI-4 là nhiều, còn lại các xe đầu kéo, các xe công trình như trộn bê tông thì dùng phẩm cấp CF-4 là chủ đạo. Phẩm cấp dầu từ CF-4 trở lên là loại dầu dành cho động cơ có Turbo tăng áp, máy hoạt động rất khoẻ.
3. Tiêu chuẩn JASO
JASO là viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization (Cơ quan Tiêu chuẩn Phương tiện Cơ giới Nhật Bản). JASO áp dụng cho các động cơ xe 4 thì đặc biệt là động cơ xe máy. Cấp nhớt JASO thường được ký hiệu là “MA – MA2 – MB”.
Như vậy, dầu nhớt Eneos ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn API chung của thế giới, cũng đáp ứng tiêu chuẩn riêng của Nhật là JASO.
MA và MA2 là ký hiệu dầu nhớt dành cho xe máy số. MB là ký hiệu dầu nhớt dành cho xe máy tay ga. Lưu ý, cơ chế hoạt động của động cơ xe máy tay ga và xe máy số là khác nhau, do đó chủ xe và thợ sửa lưu ý không được đổ dầu lẫn hoặc nhầm. Nếu dầu nhớt của xe ga mà đổ nhầm cho xe số thì sẽ bị trượt côn.
Đặc tính của MB là ma sát thấp, giảm tổn thất công suất động cơ và phù hợp sử dụng cho xe tay ga 4 thì. Đối với MA1 là đảm bảo độ ma sát, chống trượt ly hợp ở các xe 4 thì đời cũ và có tốc độ vòng tua máy thấp. Đối với MA2 là đảm bảo độ ma sát tối ưu, thích hợp sử dụng cho xe 4 thì đời mới và có tốc độ vòng tua máy cao. Do đó nếu sử dụng dầu nhớt Eneos SL/MA2 20W40 hoặc SL/MA2 10W40 là xe sẽ không bị nóng máy.
Dầu nhớt xe máy SL/MA2 10W40 Loại 1 Lít đạt cả tiêu chuẩn API của thế giới và tiêu chuẩn JASO của Nhật Bản
4. Độ đậm đặc của dầu nhớt
Các chỉ số đứng sau W là độ đậm đặc, ví dụ 15W40 thì 40 là chỉ số đậm đặc của dầu. Theo đó, nếu xe càng mới thì cần dùng dầu loãng, chỉ số càng thấp thì dầu càng loãng, và chỉ số càng cao thì dầu càng đặc. Như vậy, 20 thì loãng hơn 30, 30 thì loãng hơn 40, 40 thì loãng hơn 50.
Cách chọn độ đậm đặc của dầu sẽ phụ thuộc vào chiếc xe ô tô mới hay là cũ. Nếu xe mới thì các chi tiết máy còn kít khít thì cần dùng dầu loãng, xe càng mới thì cần dầu càng loãng. Đặc biệt các xe hạng sang như Audi, BMW, Mercedes ở các nước châu Âu có nhiệt độ lạnh thì xe mới thường sử dụng 0W20, hoặc 5W20, hoặc 0W30.
Với độ nhớt loãng, dầu nhớt khi đó mới có thể len lỏi vào các chi tiết máy và làm cho máy khởi động trơn tru. Nếu xe mới mà sử dụng độ nhớt đặc ví dụ như 20W50 thì dầu không thể len lỏi hết được vào trong các chi tiết máy, dẫn đến các chi tiết không được làm mát hoặc không được bôi trơn toàn bộ.
Như chúng ta biết, dầu nhớt ngoài tính năng làm mát thì nó còn có tính năng làm kín khít, cho nên những dầu nhớt đặc chỉ sử dụng cho xe cũ. Dầu nhớt đặc có độ nhớt 50 và dầu nhớt loãng có độ nhớt 20, 30, 40.
Xe cũ là xe đã chạy được hơn 50.000 km, hoặc hơn 70.000 km, hoặc hơn 100.000 km thì khi đó xe cần sử dụng dầu có độ nhớt đặc là 40 và 50.
Khuyến nghị sử dụng dầu
Khuyến nghị sử dụng dầu là kiến thức rất đáng quan tâm mà chủ xe cũng cần lưu ý. Lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp cho động cơ xe liên quan đến tình trạng của xe mới hay cũ. Xe mới là xe có số km đã đi được ở dưới 50.000 km thì cần sử dụng độ nhớt thấp (hay còn gọi là độ nhớt loãng) để đảm bảo xe được hoạt động trơn tru, thoáng máy và tăng tốc mượt mà. Ngược lại, nếu xe mới mà sử dụng dầu động cơ có độ nhớt đặc thì máy sẽ bị ỳ, do độ nhớt đặc sẽ không thể len lỏi vào các chi tiết máy còn đang rất kín khít.
Động cơ xe sau một thời gian vận hành sử dụng từ trên 50.000 km, các chi tiết máy đã có sự cọ sát vào nhau tạo ra các mảng kim loại và tạo ra độ rơ của máy, tức là có các khoảng cách giữa các chi tiết máy, cho nên khi máy cũ rồi thì cần phải sử dụng dầu đặc với màng dầu rất dày sẽ giúp làm kín khít các khoảng cách đó.
Vậy lựa chọn độ nhớt như thế nào? Tân Phát Etek khuyến nghị đối với xe mới đi được dưới 50.000 km thì sử dụng dầu có độ nhớt thấp như 0W20, 5W30 (tức là các số sau W là 20, 30). Đối với xe trên 50.000 km đến 70.000 km thì dùng độ nhớt “40”, trên 90.000 km thì dùng độ nhớt “50”.
Khuyến nghị sử dụng dầu động cơ có độ nhớt phù hợp cho ô tô theo số km đã đi được
Với lịch sử hơn 130 năm hình thành và phát triển, ENEOS là Tập đoàn năng lượng số 1 Nhật Bản về lọc dầu và kinh doanh dầu nguyên liệu, chiếm đến 65% sản lượng tại Nhật và là nhà sản xuất dầu nhớt có quy mô hàng đầu thế giới. Ngoài các sản phẩm dầu nhớt chất lượng cao được tin dùng khắp toàn cầu, Tập đoàn ENEOS cũng tham gia thị trường điện lực, khí nhiên liệu, than, máy phát điện năng lượng mặt trời…
ENEOS - Hãng dầu nhớt hàng đầu Nhật Bản
TÂN PHÁT ETEK là một trong những nhà phân phối dầu nhớt ENEOS của Công ty JX Nippon Oil & Energy lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Tân Phát Etek phân phối dầu Eneos ở cả 4 lĩnh vực: Dầu nhớt cho ô tô, Dầu nhớt cho xe máy, Dầu nhớt cho xe tải, Dầu nhớt công nghiệp.
Liên hệ mua lẻ các loại dầu nhớt hoặc làm đại lý, cửa hàng của TÂN PHÁT ETEK - gọi hotline: 0869 802 339
TÂN PHÁT ETEK ⚡️ Hội tụ tinh hoa - Tiên phong giải pháp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ TÂN PHÁT
Add: Số 189 Phan Trọng Tuệ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Hotline: 0869 802 339
Website: https://tanphat.com/
Zalo OA: https://oa.zalo.me/tanphatetek/
Fanpage: Facebook/tanphatetek/
Youtube: Youtube/@tanphatetek/ & Youtube/@sanphamtanphatetek/
Tiktok: Tiktok/@thietbitanphatetek/
#tanphatetek, #thietbitanphat, #thietbigaraoto
Kim Ngân
Bình luận